THỦ TỤC XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

VIỆT THIÊN
|
21/02/2024

Chi tiết] 6 bước làm thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng hóa cơ bản cần nắm

Những thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, thủ tục xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang các thị trường khác đang là vấn đề khó khăn của nhiều đơn vị kinh doanh. Hôm nay, Việt Thiên sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa nhé!

Thủ tục thông quan hàng hóa

Thông quan là một thủ tục bắt buộc đối với việc xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm. Nó được diễn ra ngay tại các cơ quan hải quan. Trong đó cơ quan hải quan của một quốc gia sẽ thực hiện các công việc cần thiết để kiểm tra các mặt hàng xuất khẩu có tuân thủ pháp luật hay không.

Thủ tục hải quan là những thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa cần thiết để hàng hóa và phương thức vận tải được nhập/xuất vào một quốc gia. Đây là những thủ tục bắt buộc phải tuân theo để hàng hóa và phương thức vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh khỏi biên giới của một quốc gia.

Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa có thể được làm tại Chi cục Hải quan cửa khẩu (cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế…) hoặc tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu (cảng nội địa).

Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa

Khai báo hải quan là gì? quy trình khai báo hải quan xuất nhập khẩu - Lacco  We Accompany Your Success

Điều đầu tiên, doanh nghiệp cần tiến hành đàm phán để ký hợp đồng mua hàng với đối tác nước ngoài. Sau đó, hai bên có thể cùng nhau thỏa thuận để thống nhất những điều kiện liên quan, trong hợp đồng sẽ có một số mục điều khoản chính.

Hợp đồng nhập khẩu

  • Tên hàng/mã hàng.
  • Quy cách hàng hoá.
  • Số lượng/trọng lượng hàng hoá.
  • Giá cả.
  • Cách đóng gói.
  • Điều kiện giao hàng (CIF, FOB, EXW,..).
  • Thời gian giao hàng.
  • Chứng từ hàng hóa từ đối tác kinh doanh.

Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB và CNF, nhà nhập khẩu hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại Việt Nam. 

Đối với hàng hóa được nhập vào với điều kiện DDU, DDP (hoặc DAP) thì người bán sẽ làm thủ tục cho bạn và chuyển hàng về kho cho bạn. Và để thực hiện được công việc này, bạn phải cung cấp được những chứng từ cần thiết để kê khai hải quan.

Để thực hiện được bước làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa. Bạn cần phải có bộ chứng từ để làm được hồ sơ hải quan. 

Thông thường, sau khi hàng của bạn được xếp lên tàu tại cảng nước ngoài, người bán hàng sẽ gửi cho bạn một bộ chứng từ gốc.

Bộ chứng từ từ người bán hàng nước ngoài

  • Bộ vận tải đơn (Bill of Lading): 3 bản chính.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 3 bản chính.
  • Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List): 3 bản chính.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin): có thể theo mẫu D, E, AK,…để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
  • Ngoài ra, còn một số giấy tờ khác như: Chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận phân tích (CA), đơn bảo hiểm, hun trùng, kiểm dịch,…(nếu có).

Hiện nay, bạn có thể thực hiện việc kê khai hải quan qua các phần mềm hải quan điện tử. Sau đó, bạn in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để đem đến chi cục hải quan. 

Hồ sơ hải quan dành cho hàng hóa nhập khẩu

Tùy theo kết quả truyền tờ khai là luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ sẽ ảnh hưởng đến thời gian thông quan của hàng hóa.

  • Luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ là công cụ, hình thức nhằm giúp hải quan giám sát và kiểm tra hàng hóa ra vào lãnh thổ nước ta. Trong đó:
  • Hàng hóa luồng xanh thì doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi tiết từng hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Khi tờ khai được phân luồng xanh thời gian thông quan rất nhanh ( thông thường đóng thuế xong thì lô hàng sẽ trực tiếp được thông quan ).  
  • Phân luồng vàng tờ khai trong xuất nhập khẩu được xem là một trong những hình thức khá phổ biến. Đối với tờ khai luồng vàng, nhân viên hải quan sẽ kiểm tra chi tiết bộ chứng từ đã đính kèm lên hệ thống khai báo hải quan VNACCS và các chứng từ gốc khác như: Certificate of Origin, giấy phép nhập khẩu, chứng thư kiểm dịch, giấy công bố,… mà không cần kiểm tra thực tế hàng hóa của khách hàng.
  • Luồng đỏ trong khai báo hải quan Được cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ, đồng thời kiểm tra chi tiết hàng hóa. Nếu hàng hóa bị luồng đỏ, doanh nghiệp cần kiểm tra lại toàn bộ công ty và hàng hóa, cũng như thông tin và tờ khai.

Trong trường hợp luồng vàng, hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Bộ tờ khai hải quan và phụ lục: 2 bản.
  • Hóa đơn thương mại: 1 bản sao
  • Vận đơn: 1 bản sao.
  • Hóa đơn cước biển (với điều kiện FOB): 1 bản sao.
  • Các chứng từ khác: C/O, kiểm tra chất lượng (nếu có),…

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy t. Bạn cần làm như sau:

  • Mang hồ sơ đến chi cục hải quan làm thủ tục và nộp thuế để được thông quan. 
  • Sau đó, bạn cần xuống cảng đổi lệnh và trình ký hải quan cổng, bãi. 
  • Cuối cùng trong thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam là chuyển hàng hóa về kho. 


Sau khi làm thủ tục hải quan, bạn phải chuẩn bị và bố trí các phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt với nhiều loại chứng từ, giấy tờ cần thiết.

Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa

Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Quy Trình Thủ Tục HQ Hàng Xuất & Nhập Khẩu

Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu:

Bước 1: Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu

Tương tự như nhập khẩu, đối với xuất khẩu bước này cũng cực kỳ quan trọng. Hàng hóa xuất khẩu cũng chịu sự quản lý của Nhà nước nên bạn cần kiểm tra lại xem:

  • Hàng hóa của bạn có thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu hay không: Với những loại hàng hóa này, bạn không được phép xuất khẩu ra ngoài.
  • Hàng của bạn có thuộc danh mục hàng xuất khẩu có điều kiện hay phải xin giấy phép hay không: Với những mặt hàng này, thủ tục xin khá phức tạp và mất nhiều thời gian, do đó, tùy thuộc vào năng lực, bạn cần phải tự cân nhắc có nên xuất khẩu những mặt hàng này không.
  • Hàng phải kiểm tra chuyên ngành: Quy định hàng nào phải kiểm tra chuyên ngành phụ thuộc vào quy định của từng bộ ngành nên bạn cần kiểm tra thật kỹ trước khi xuất khẩu.

Bước 2: Lựa chọn thị trường xuất khẩu và đối tác

  • Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc lựa chọn thị trường xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành bại trong kinh doanh. Khi nghiên cứu thị trường nước ngoài, bạn cần tập trung vào một số vấn đề như: dung lượng thị trường, nhu cầu về sản phẩm, điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp,…
  • Đối với các đối tác bạn cần quan tâm đến hình thức tổ chức của đối tác, khả năng tài chính, uy tín của đối tác, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và thiện chí của họ,…Sau khi đánh giá các yếu tố trên, bạn sẽ quyết định được thị trường và đối tác nhập khẩu hàng của bạn.

Bước 3: Đàm phán và ký kết hợp đồng

Hiện nay, thực tế các bên trong mua bán quốc tế thường ở các quốc gia khác nhau nên việc đàm phán thông qua gặp gỡ trực tiếp là rất khó khăn. Hình thức đàm phán phổ biến hiện nay là thông qua thư từ điện tín hoặc điện thoại. 

Quá trình đàm phán sẽ càng thuận lợi cho bạn nếu như trước đó bạn đã chuẩn bị kỹ càng các chiến lược và chiến thuật đàm phán thương mại. Sau khi hai bên đã thương lượng xong, hợp đồng ngoại thương sẽ được ký kết. Đây là một trong những chứng từ rất quan trọng trong thương mại quốc tế.

Bước 4: Xin giấy phép xuất khẩu

Như đã đề cập ở trên, sẽ có một số mặt hàng thuộc danh mục xuất khẩu có điều kiện, do dó trước khi xuất khẩu đi nước ngoài, bạn phải xin giấy phép từ các bộ, ban, ngành có liên quan. 

Quy trình, thủ tục, giấy tờ và hồ sơ sẽ được quy định cụ thể trong thông tư hướng dẫn của các bộ, các bạn có thể tra cứu trên Internet.

Bước 5: Thuê tàu và lấy Container rỗng

Tùy thuộc vào điều kiện Incoterms mà bạn đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu là nhóm C, D, người xuất khẩu sẽ là người đi thuê tàu, các nhóm còn lại, người nhập khẩu sẽ đi thuê tàu. 

Thông thường, để việc thuê tàu đạt hiệu quả và tối ưu nhất, các nhà xuất khẩu hiện nay thường đi qua một bên Forwarder, nhờ họ book và làm thủ tục Hải quan.

Nếu bạn là người thuê tàu, sau khi booking, bạn sẽ ra cảng để đổi lấy booking confirmation. Việc này giúp hãng tàu xác nhận được là bạn đã đồng ý lấy container và seal. 

Nếu người nhập khẩu là người đi thuê tàu, bạn sẽ nhận được transport confirmation và đem đi đổi lấy booking.

Bước 6: Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (Shipping Mark)

Từ thông tin trên booking, bạn sẽ kéo cont rỗng về kho của bạn để đóng hàng. Trong quá trình đóng gói, bạn phải ghi đầy đủ thông tin trên lô hàng (shipping mark). 

Các thông tin thường bao gồm: tên hàng, tên và địa chỉ công ty xuất khẩu, tên và địa chỉ công ty nhập khẩu, xuất xứ, trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, các ký hiệu hướng dẫn vận chuyển (hàng dễ vỡ, hàng cồng kềnh,…).

Bước 7: Làm thủ tục Hải quan

Truyền tờ khai Hải quan: Việc truyền tờ khai của hàng xuất cũng tương tự như hàng nhập. Nếu bạn tự làm hết thì nhớ hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước để tránh mắc phải những sai sót không đáng có nhé. 

Còn nếu như bạn làm thông qua một Forwarder thì việc này khá đơn giản vì bên này sẽ làm hết cho bạn.

Làm thủ tục xuất khẩu tại các chi cục Hải quan: Sau khi truyền tờ khai Hải quan, hệ thống sẽ cho ra luồng của tờ khai. Tùy thuộc vào luồng khác nhau mà thủ tục cũng có đôi chút khác nhau.

Thông quan và thanh lý tờ khai

Sau khi tờ khai đã được thông quan và qua hải quan giám sát, bước tiếp là bạn nộp lại tờ khai, mã vạch cho hãng tàu, để họ làm thủ tục xác nhận thực xuất với hải quan giám sát, khi hàng đã lên tàu.


Tất cả những câu hỏi trên bạn phải trả lời được và tự thực hiện được nếu muốn quá trình xuất, nhập khẩu hàng diễn ra thuận lợi nhưng nếu bạn không biết các thủ tục nhập khẩu hàng hóa hay xuất khẩu hàng này phải bắt đầu từ đâu, phải làm thế nào mới chuẩn xác thì chắc chắn sẽ vô cùng khó khăn & tốn không ít thời gian. Vậy tại sao bạn không tìm thuê hẳn một Đơn vị chuyên nhận làm Dịch vụ hải quan trọn gói giá tốt nhất.






Tin tức khác

theWave
theBoat
Việt Thiên
Chính sách khách hàng
Nhà máy
icon Home
icon Email
icon Phone
GIấy CNĐKKD: 0305693542 - Ngày cấp 22/02/2008
Cơ quan cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM.
bộ công thương
Liên hệ với chúng tôi