CÀ PHÊ ĐƯỢC ƯA THÍCH NHẤT THẾ GIỚI BỞI NÓ KHÔNG CHỈ LÀ MỘT LOẠI ĐỒ UỐNG
Cà phê từ lâu đã được rất nhiều người trên thế giới lựa chọn và yêu thích. Có thể nói, cà phê không chỉ là một loại thức uống mà còn trở thành biểu tượng văn hóa của nhiều quốc gia.
Cà phê không chỉ là một thức uống mang lại sự tỉnh táo
Có một thứ chất lỏng màu đen đang chảy khắp thế giới, bôi trơn bánh răng của mọi nền kinh tế. Nó cũng là một trong những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên địa cầu. Thậm chí, cũng có một lo ngại với nhu cầu tiêu thụ không hề suy giảm như hiện nay, nguồn tài nguyên của chúng ta một ngày nào đó có thể bị cạn kiệt.
Không phải dầu mỏ, thứ chúng ta đang nhắc đến ở đây là cà phê.
Cả thế giới đang uống tới hơn hai tỷ tách cà phê mỗi ngày. Và đối với nhiều người, họ biết mình sẽ không thể làm việc được nếu thiếu nó.
Ngay cả các quốc gia có truyền thống uống trà như Trung Quốc và Anh Quốc cũng bị sự mê hoặc của cà phê quyến rũ.
Chẳng mấy chốc, cà phê sẽ trở thành thứ thức uống yêu thích của cả thế giới.
Mà cà phê còn mang trong mình những câu chuyện riêng
Nhiều người vẫn chưa hiểu điều gì đang thúc đẩy cơn khát cà phê vô độ của loài người, và làm thế nào thứ thức uống đen sánh ấy lại chinh phục được cả thế giới?
Liệu đó có phải cái hương thơm lẫn trong cảm giác răng bị bào mòn, tác dụng tâm sinh lý của cà phê hay là thứ văn hóa xoay quanh nó?
Câu chuyện của cà phê bắt đầu từ miền cao nguyên tươi tốt ở Ethiopia, quê hương của loài cây Coffea Arabica mảnh dẻ. Mặc dù được gọi là hạt cà phê (bean), nhưng Arabica không phải cây họ đậu.
Quả của chúng trông giống như những trái anh đào khi mới được hái xuống. Sau đó, người nông dân mới tách lấy hạt bên trong, sấy khô trước khi rang chúng thành dạng cứng để tạo ra những hạt cà phê thơm ngon quyến được tiêu dùng hàng ngày.
Người Oromo ở vùng cao nguyên Ethiopia được cho là những người đầu tiên phát hiện ra tác dụng kích thích của thứ “hạt đậu” này, và cà phê cho đến nay vẫn là một phần quan trọng trong truyền thống ẩm thực của họ.
Vào những năm 1650, người xưa đã mô tả cà phê là một thứ đồ uống “có nhiều đặc tính tuyệt vời như làm lành vết thủng dạ dày, giúp trái tim khỏe mạnh từ bên trong, hỗ trợ tiêu hóa và làm sống dậy tinh thần...”
Cho tới tận bây giờ, trải qua một hành trình dài thì cà phê đã trở thành một nhân tố quan trọng đóng góp vào nền kinh tế của nhiều quốc gia. Brazil, Việt Nam và Colombia hiện là ba nước có sản lượng hạt cà phê thô lớn nhất thế giới, trong khi Hoa Kỳ, Đức và Pháp là những nhà nhập khẩu lớn nhất.
Cũng giống như chất lượng rượu vang phụ thuộc vào terroir của nho, hương vị của mỗi tách cà phê được định hình bởi các điều kiện mà hạt cà phê được trồng.
Hành trình từ trang trại đến những tách cà phê
Canh tác chỉ là một phần của câu chuyện cà phê. Trước khi trở thành một thứ thức uống quyến rũ, những hạt cà phê nhân phải được rang chín. Mỗi công thức rang sẽ cho ra một hượng vị cà phê khác nhau.
Ở những quốc gia với lịch sử lâu đời về văn hóa cà phê như Ý từ thế kỷ 16, rang cà phê được coi là một nghề siêu thủ công. Bởi những người có kinh nghiệm mới để ý được đến những thay đổi nhỏ nhất của hạt cà phê khi rang.
“Tôi cứ tưởng mình là một nhà giả kim vì những gì tôi làm quả giống một thứ ma thuật”, Leonardo Lelli, một nghệ nhân cà phê ở Bologna nói.
Văn hóa cà phê Ý cũng nổi tiếng với những chiếc máy pha Espresso tuyệt vời, thứ sẽ chiết xuất được nhiều hương vị hơn từ những hạt cà phê sau khi rang. Không giống như một tách cà phê phin lọc thông thường, Espresso được pha bằng cách đẩy một lượng hơi nước nhỏ thấm qua hạt cà phê ở áp suất cao.
Quy trình pha này cho ra một tách cà phê có nồng độ cao hơn, với một lớp bọt nổi ở trên có màu đặc trưng như mật ong.
Hơn bao giờ hết, ngày nay mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến nguồn gốc của thứ đồ uống họ đang uống, hương vị độc đáo của nó và môi trường họ đang ngồi để thưởng thức. Và họ xem tất cả như một cách để kết nối với những người khác xung quanh mình.
Hiện tại, ngay cả các quốc gia có truyền thống uống trà như Trung Quốc và Anh Quốc cũng đang bị quyến rũ bởi cà phê. Như một dấu hiệu cho sự phát triển đó, hãy thử nghĩ một chút về sự thật này: Starbucks mở cửa hàng đầu tiên của họ tại Bắc Kinh vào năm 1999. Ngày nay, cứ sau mỗi 15 tiếng đồng hồ, họ lại có một cửa hàng mới ở Trung Quốc.
Trong khi hầu hết tầng lớp trung niên ở Trung Quốc đã từng uống cà phê hòa tan tại nhà, những người trẻ của họ bây giờ chủ yếu đi uống cà phê để được gặp gỡ. Mặt khác, họ cũng ngày càng có thị hiếu thưởng thức hơn, với những loại cà phê tinh tế được pha bởi những nghệ nhân trong những cửa hàng đặc biệt.
Hiện tại cà phê phát triển như thế nào trên thế giới
Từ năm 1992 đến 2017, nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Châu Á đã tăng trưởng đều 6% mỗi năm, gấp khoảng ba lần so với phần còn lại của thế giới. Mặc dù vậy, thực tế là nhu cầu cà phê ở Châu Á vẫn còn kém rất xa so với các khu vực có truyền thống uống cà phê từ lâu đời.
Năm 2017, Nhật Bản là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất ở Châu Á, với 4,5% tổng sản lượng cà phê của toàn thế giới, trong khi Hàn Quốc, nhập khẩu 2% và Trung Quốc và Hồng Kông tụt lại ở mức 0,76%. Ngược lại, Hoa Kỳ đã nhập khẩu tới 20% lượng cà phê trên toàn thế giới và con số của Đức là 11%.
Nhưng cơn khát cà phê này sẽ phải đối mặt với một trở ngại, trước hết là biến đổi khí hậu. Ngoài Arabica còn có nhiều giống cà phê khác mà một số trong đó chịu được điều kiện khắc nghiệt hơn. Giống cà phê nổi tiếng nhất sau Arabica là Coffea Robusta từng bị coi là quá đắng, nhưng bây giờ cũng được dùng để làm đồ uống - bao gồm cả cà phê hòa tan.
Ngoài ra vẫn còn các giống cà phê khác phù hợp. Sử dụng các phương pháp chọn giống, một ngày nào đó chúng ta có thể tạo ra những giống Arabica mới giữ nguyên được hương vị của Arabica hiện tại, nhưng sẽ chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt tốt hơn.
Tuy nhiên, việc biến đổi khí hậu và diện tích trồng cà phê có ít đi thì các kỹ sư nông nghiệp cũng sẽ tìm ra phương án để khắc phục.
Còn việc của chúng ta hiện giờ là thưởng thức ngay một tách cà phê ngon và thư giãn. Nếu chưa tìm được nguồn cà phê ngon, sạch, hãy tham khảo các sản phẩm của ZeMor Coffee.