TẠI SAO NƯỚC TRÀ ĐỂ LÂU LẠI CHUYỂN THÀNH MÀU ĐỎ? CÁCH ĐỂ BẢO QUẢN NƯỚC TRÀ

VIỆT THIÊN
|
14/09/2023

Trà xanh luôn là thức uống được rất nhiều người yêu thích. Một tách trà cũng có thể giúp người dùng xua đi những nhọc nhằn hằng ngày. Tuy nhiên, nước trà pha quá lâu thường hay biến thành màu đỏ, lý do tại sao và cách bảo quản như thế nào, hãy cùng trà Việt Thiên tìm hiểu nhé!

Lý do tại sao nước trà để lâu hay chuyển thành màu đỏ

Trà Đen - Loại trà thống trị văn hóa trà Phương Tây

Nhiều người hay thắc mắc rằng tại sao khi pha trà lúc đầu nước trà rất xanh, thơm ngon nhưng để ngoài không khí một thời gian màu nước lại chuyển sang màu đỏ gây mất cảm tình. Hay có những người hỏi rằng tại sao khi trà mới mua về uống thời gian đầu rất ngon nhưng để lâu thì không còn ngon như ban đầu nữa, liệu có phải nhà sản xuất đã trộn trà kém chất lượng ở dưới gói trà hay không? 

Nhiều người cứ đổ lỗi cho rằng do trà chất lượng kém và đổ lỗi cho người bán hàng nhưng thực chất không phải như vậy. 

Theo phương diện khoa học các đặc tính lý hóa của trà nói chung chứa nhiều chất có tính chống oxy hóa, đại diện là họ catechin, chúng có đặc tính bắt lấy các gốc tự do, làm tắt khả năng oxi hóa theo cơ chế gốc tự do vốn xảy ra rất phổ biến trong các loại dầu, mỡ, và trong cơ thể sống (một phần nguyên nhân của hiện tượng lão hóa theo thời gian). Họ catechin bao gồm các chất: gallocatechin(GC); epigallocatechin (EGC); epicatechin(EC); epigallocatechin gallate(EGCG); gallocatechin gallate(GCG); epicatechin gallate(ECG); catechin gallate(CG); gallic acid(GA), và các đồng phân quang học của chúng.

Một điều đặc biệt là các chất họ catechin bị thay đổi cấu trúc, hoạt tính dưới tác dụng của nhiệt độ, và các yếu tố môi trường. Vì thế, việc chúng tồn tại ở dạng nào trong thức uống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào cách mà ta chế biến chẳng hạn như: nhiệt độ của nước dùng pha chè, loại nước(thành phần các chất hòa tan trong nước) mà ta dùng, điều kiện khí hậu,…

Trong trà thì các dạng gallate có hàm lượng nhiều nhất, và cũng ít bị biến đổi hơn các dạng khác trong quá trình chế biến do tác dụng nhiệt. Còn các dạng (+)-catechin và (-)-epicatechin sẽ có khá ít trong các loại trà sau khi pha, mặc dù đó là hai dạng có hoạt tính chống oxy hóa mà theo một số nghiên cứu là mạnh nhất trong nhóm các catechin vừa kể.

Ví dụ như: khi tăng nhiệt độ dùng để pha trà thì lượng (+)-catechin và (-)-epicatechin sẽ giảm khi đó chúng sẽ chuyển sang các dạng có ít hoạt tính hơn như EGCG, GCG,… hoặc khi để lâu ngoài không khí thì nước trà lúc đầu có màu vàng nhạt (màu sắc tùy thuộc vào từng loại trà) sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm.

Đồng thời với quá trình đó là sự biến đổi dạng của các catechin có trong nước trà. Một số nghiên cứu cho thấy rằng pha chè ở nhiệt độ nước từ 75 đến 90 độ C là tốt nhất vì lúc đó nước chè giữ lại được nhiều nhất những dạng catechin có hoạt tính mạnh, hơn nữa sau khi pha xong thì nên dùng ngay khi nước trà còn đang nóng, với các loại nước có nhiều muối khoáng thì các catechin có hoạt tính mạnh cũng giảm đi đáng kể.

Như vậy nôm na chúng ta có thể hiểu rằng trường hợp một là trà khi để lâu ở ngoài không khí sẽ bị oxy hóa, đặc biệt khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ dẫn đến màu nước chuyển dần từ xanh sang vàng và đỏ thẫm theo thời gian, càng để lâu thì nước càng đậm màu. 

Trường hợp 2 là nhiều người thường có thói quen pha trà và ngâm trà trong ấm để uống dần cả buổi hoặc cả ngày, việc ngâm trà trong ấm sẽ khiến trà bị chín nẫu, mùi vị nồng và đỏ nước. Điều kị nhất khi pha trà là không được ngâm nước trà trong ấm mà khi hãm trà xong phải rót hết nước ra ngay để tránh làm mất hương vị thơm ngon vốn có của trà. Đây là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của trà xanh nguyên chất. Có khách nói rằng trà họ mua pha ra nước xanh để từ sáng tới chiều hoặc thậm chí để sang tận hôm sau nữa vẫn xanh ngon thì quý vị cần phải lưu ý không dùng loại trà như vậy. 

Trà để mấy ngày mà nước vẫn xanh ngon thì cũng giống như sợi bún để 2 3 ngày không bị thiu chua vậy, điều đó chắc ai cũng có thể tự hiểu được vì sao.

Các yếu tố cần biết khi bảo quản trà khô

Bảo Quản Trà Trong Hộp Kín, Nên Chọn Loại Nào Tốt Nhất? - Vietblend

Đối với trường hợp khách hàng thắc mắc khi trà mới đầu mua về uống ngon nhưng càng về sau thì chè càng kém đi. Nguyên nhân chính của việc này chính là cách chúng ta bảo quản trà không được tốt, trà khô có tính hút ẩm, hút mùi rất cao chính vì vậy khi sản xuất đã được đóng gói hút chân không để bảo quản trà được tốt nhất. Khi hút chân không thì không khí sẽ được rút ra hết khỏi túi trà, trà không tiếp xúc được với không khí nên sẽ không diễn ra quá trình oxi hóa và giữ được chất lượng trà tốt nhất. 

Nhưng khi chúng ta cắt gói ra uống nhiều người thường chỉ dùng dây nịt buộc trực tiếp luôn vào gói trà đã cắt, việc bảo quản tạm bợ như vậy khiến trà để 1 thời gian khi đã tiếp xúc lâu với không khí sẽ dần bị mất hương thơm, bị ẩm trà, đặc biệt bị oxi hóa nên càng về sau trà sẽ bị mất đi hương vị thơm ngon vốn có của nó. 

Điều đó dẫn đến việc trà khi cắt ra uống để lâu pha nước sẽ bị đỏ, mất hương thơm và vị cũng kém hơn nhiều so với trà mới mua về thì bao giờ những ấm trà đầu tiên cũng thơm ngon hơn.

Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất

Tương tự như lá trà tươi, việc bảo quản trà khô cũng cần phải lưu đến yếu tố ánh sáng. Nên vì vậy, bạn có thể đựng trà khô trong hộp/túi kín tối màu để ánh sáng không xuyên vào. Hoặc nếu bạn đựng trong hũ thủy tinh thì nên chọn những hũ tối màu và để nơi tránh ánh nắng trực tiếp. Đặc biệt, bạn không nên bảo quản quá lâu nhé! Tủ chén, tủ bếp hoặc những nơi không chiếu ánh sáng trực là những chỗ bảo quản trà khô lý tưởng nhất.

Không khí

Bên cạnh yếu tố ánh sáng thì không khí cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị của trà, khiến chúng mất đi hương thơm đặc trưng nếu tiếp xúc quá lâu trong không khí. Do đó, sau khi sử dụng xong bạn nên đóng nắp hộp/túi kín lại, tránh để trà bị độ ẩm của không khí làm hỏng.

Bạn nên sắp xếp gọn gàng từng loại trà

Việc sắp xếp và phân loại trà theo từng vùng miền, mùi vị, trà mạnh hay trà nhẹ sẽ có thể giúp bạn dễ dàng lựa chọn được đúng loại trà mà mình muốn uống. Hơn nữa, bạn nên để chúng riêng theo từng loại, từng năm, từng gói khác nhau bởi mỗi loại trà đều có thời gian bảo quản và nhiệt độ bảo quản khác nhau. Trộn lẫn sẽ làm giảm hương vị đặc trưng cũng như chất lượng bảo quản.

Giữ trà trong môi trường khô ráo

Thông thường, trà khô sẽ rất dễ hút ẩm nên nếu bạn bảo quản trong môi trường ẩm ướt như tủ lạnh, gần bồn rửa,... sẽ khiến nấm mốc phát triển và xâm nhập, dẫn đến trà sẽ mau hỏng.

Cần phải ghi chú thời gian

Vấn đề ghi chú thời gian cũng vô cùng quan trọng nhưng hay bị bỏ qua nhất trong quá trình bảo quản trà.Trà khô thường có thời hạn sử dụng nhất định nên để tận hưởng được hương vị trà thơm ngon nhất bạn cần ghi chú lại thời gian như ngày sản xuất, ngày thu hoạch hay ngày hết hạn,... lên trên mỗi hũ/túi đựng nhé!

Không nên dự trữ, để dành

Do trà khô sẽ có thời hạn sử dụng ngắn nên vì vậy bạn không nên dự trữ hay để dành trong tủ đến khi có dịp thì mới dùng. Vì như vậy sẽ không thể thưởng thức được hương vị ngon nhất của trà.

Dụng cụ để bảo quản

Để bảo quản trà đúng cách, bạn chỉ nên đựng trà bằng các dụng cụ như hộp/túi kín (hiện nay nhiều người sử dụng loại hút chân không) loại nhựa dày tốt hay vật liệu thiếc, gốm sứ để các ánh sáng không xuyên vào. Nếu bạn bảo quản trà khô trong các hũ thủy tinh thì nên chọn những loại sẫm màu, đặc và để chúng ở những nơi hạn chế được ánh sáng. Lưu ý bạn chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và không nên bảo quản lâu để vẫn giữ được vị ngon nhé!


Ngoài ra, bạn không nên bảo quản trà bằng các loại dụng cụ như túi nhựa, hũ thủy tinh trong suốt bởi ánh sáng sẽ làm oxy hóa chất của trà. Bên cạnh đó, túi giấy dày và báo cũng sẽ làm trà bị ám mùi của các loại thực phẩm khác hoặc mùi mực của báo.

Cách bảo quản các loại trà khô

Hướng dẫn 6 cách bảo quản trà shan tuyết để trà luôn tươi ngon

Dưới đây, Trà Việt Thiên sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản từng loại trà cụ thể. Cùng lấy giấy bút ra để note lại nào!

Cách bảo quản các loại trà xanh

Trà xanh thường là loại trà dễ bị oxy hóa hơn hẳn so với các loại trà khác, nên nếu bảo quản không đúng cách sẽ làm mất dần mùi thơm và màu sắc tự nhiên của trà. Để trà xanh không mau hỏng, bạn nên bảo quản như sau:

  • Cho trà vào hộp kim loại đã được rửa sạch và khô ráo. Để hạn chế chứa nhiều không khí trong hộp, bạn nên lấp đầy trà càng nhiều càng tốt, sau đó đậy kín lại bằng nắp.
  • Kế đến bảo quản trà trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 0 - 5 độ C. Nếu có thể bạn nên sử dụng thêm 1 lớp túi giữ tươi bao bên ngoài lon trà nhé!
  • Dụng cụ tốt nhất: túi nhôm, hũ/hộp kim loại.
  • Thời gian sử dụng: 18 tháng

Cách bảo quản trà olong

Trà ô long là một loại trà bán lên men giữa trà đen và trà xanh, có thể đựng trong hộp/túi có nắp đậy kín. Thông thường trà ô long sẽ chia thành nhiều mức độ rang sấy khác nhau mà có cách bảo quản khác nhau:

  • Tieguanyin không rang, trà olong núi cao sấy nhẹ: Bảo quản ở nơi nhiệt độ thấp như tủ lạnh.
  • Các loại trà olong sấy kỹ, Tieguanyin rang, trà lên men cao: Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
  • Dụng cụ tốt nhất: Lon thiếc, hộp sắt, hũ sành sứ, túi nhôm
  • Thời gian sử dụng: 24 tháng

Một điều cần lưu ý trong khi bảo quản là bạn nên lấp đầy trà trong hộp/túi đựng để hạn chế chừa ra nhiều khoảng trống, vì không khí sẽ vào và làm trà bị oxy hóa.

Cách bảo quản trà đen

Trà đen sẽ dễ bảo quản hơn những loại trà khác vì nó có hàm lượng nước thấp và có thể dự trữ trong 1 thời gian dài.

  • Trà đen có thể bảo quản trong các hộp/hũ kín sạch và khô, sau đó đặt ở những nơi tránh được ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao.
  • Dụng cụ tốt nhất: lon thiếc, lon sắt, hũ gốm, hũ tử sa
  • Thời gian sử dụng: 36 tháng

Cách bảo quản trà trắng

Trà trắng là một loại trà chỉ lên men và hong khô nhẹ nên độ ẩm của nó đa số vẫn còn được giữ lại, vì vậy trà trắng cần lưu ý nhiều trong khi bảo quản.


Với trà trắng, bạn cần bảo quản trà trong túi nhôm hoặc hũ có nắp, sau đó cho vào thùng carton và đậy kín nắp thùng lại. Nên hạn chế mở thùng carton ra thường xuyên vì không khí sẽ làm trà bị oxy hóa nhanh chóng.

  • Dụng cụ tốt nhất: túi nhôm, lon thiếc, hũ sứ, hũ thủy tinh và thùng carton.
  • Thời gian sử dụng: Trà trắng để càng lâu càng có hương vị thơm ngon hơn.

Phải làm gì khi trà (khô) bị ẩm?

Trà đã hết hạn sử dụng liệu có uống được? - Ngôi sao

Đối với những loại trà bị ẩm mà đã có nấm mốc xuất hiện thì tốt nhất bạn nên loại bỏ. Còn với những trà khô chỉ bị ẩm thì bạn có thể sấy trà trên lửa nhỏ bằng chảo gang hoặc trong lò vi sóng, lò nướng,...


Trong quá trình sấy, bạn nên kiểm tra và đảo trà thường xuyên đến khi thấy trà tỏa ra mùi thơm thì bạn có thể bảo quản lại vào hũ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với trà xanh, trà đen, trà ô long,.. Còn trà Phổ Nhĩ sẽ có thể tự khô bằng cách để trà ở những nơi khô thoáng, mát mẻ nếu trà không bị ẩm nhiều.


Trà ra uống thì nên dùng hết trong 2-3 tuần là tốt nhất, khi đã cắt gói uống thì không nên để quá 1 tháng. Đối với những gói trà còn chân không thì chúng ta có thể bảo quản lên đến 1-2 năm vẫn tốt. Vì vậy hãy tùy vào lượng người uống mà chúng ta lựa chọn quy cách đóng gói cho phù hợp. 


Khi gói trà đã cắt ra uống quý vị lưu ý buộc thật kín túi và nếu có hũ đựng trà loại tốt, kín khí thì chúng ta đổ vào hũ đựng trà bảo quản (lưu ý hũ không được có mùi lạ khác). Nếu không có hũ đựng trà thì chúng ta đựng cả gói trà đã buộc vào 1 lớp túi nữa ( có thể dùng túi đựng thực phẩm loại mỏng mềm có sẵn trong mỗi căn bếp của chúng ta) buộc thêm 1 lần nữa cho thật kín rồi cất nơi khô ráo, thoáng mát, không được cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào trà. Vì loại túi dùng để đóng gói hút chân không là loại túi 2 lớp bên trong có tráng bạc, túi cứng và dày nên khi chúng ta chỉ buộc dây nịt tạm bợ túi trà sẽ không được kín khí, do đó nên chúng ta có thể đựng thêm vào 1 lớp túi mỏng mềm nữa và buộc thắt nút lại nhé.


Trên đây là một số chia sẻ của Trà Việt Thiên để chúng ta có thể nắm bắt thêm thông tin về cách bảo quản trà làm sao được tốt nhất, luôn luôn đem lại giá trị trên mỗi chén trà ngon và tốt cho sức khỏe nhất.

Tin tức khác

theWave
theBoat
Việt Thiên
Chính sách khách hàng
Nhà máy
icon Home
icon Email
icon Phone
GIấy CNĐKKD: 0305693542 - Ngày cấp 22/02/2008
Cơ quan cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM.
bộ công thương
Liên hệ với chúng tôi