CÁCH THƯỞNG THỨC CÀ PHÊ VIỆT NAM ĐÃ THAY ĐỔI THEO NHỮNG THĂNG TRẦM LỊCH SỬ

VIỆT THIÊN
|
15/12/2023

Cách thưởng thức cà phê thường mang những đặc thù riêng của mỗi người và phải mất nhiều năm để hình thành, trở thành “gu” mang nét đặc trưng trong tính cách của mỗi người.

Và cần mối lương duyên nhiều thập kỷ với những biến đổi thăng trầm theo thời vận đất nước, để gu cà phê trở thành bản sắc một quốc gia. Tại cường quốc thứ 2 thế giới về cà phê Gu cà phê trở thành một nét văn hóa cộng động, một nền tín ngưỡng của những con người đam mê hương vị cà phê nguyên bản. Hãy cùng cà phê Việt Thiên ngược dòng lịch sử để hiểu hơn về “gu” cà phê Việt Nam nhé!

Về Gu cà phê Việt Nam cách đây nửa thế kỷ

Tìm hiểu cà phê Việt Nam qua từng thời kỳ xưa đến nay - Cà phê rang xay

Kể từ khi người Pháp đưa cây cà phê đầu tiên vào Việt Nam trồng cách đây hơn một thế kỷ. Cây cà phê đã bám đất bám người rồi len vào cốt lõi vào gốc rễ suy nghĩ nếp sống, nếp làm người Việt. Gu thưởng thức của người Việt từ những ngày cải cách bao cấp về trước chịu ảnh hưởng bởi sự khó khăn của nền kinh tế. Sau năm 1975, đất nước đầy khó khăn, cà phê Việt Nam vì thế cũng bị ngăn sông cấm chợ không kém các thứ khác.

Vậy mà cà phê Sài Gòn trong giai đoạn này lại nhộn nhịp hơn, quán xá cũng mọc nhiều hơn. Đi đâu bên đường, trong ngõ ngách nào cũng thấy người ngồi uống cà phê. Lúc này cà phê pha vợt và cà phê phin truyền thống của người Việt Nam đã cùng nhau bước chân xuống hè phố.

Len lỏi từng góc đường, hè phố, cà phê Việt Nam dần dần trở thành một thức uống bình dân, quen thuộc, đóng góp một phần rất lớn vào đời sống của mỗi người.

Nỗi hàm oan “cà phê Việt Nam bẩn”

Không ai biết là do những người Pháp truyền dạy hay chính người Việt Nam sáng tạo ra cách thức đưa thêm các hương liệu vào trong quá trình rang như mỡ gà, nước mắm, rượu,.. đã tạo ra một ly cà phê Việt Nam nổi tiếng khắp thế giới. Là thức uống phải thử trong nhiều cẩm nang du lịch khắp cả thế giới. 

Mà đúng là “Cái khó ló cái khôn” như từ ngữ hay sử dụng thời đó đã được dân buôn rang xay cà phê áp dụng triệt để. Muốn cà phê Việt Nam đen và thơm hơn thì có đậu nành, sánh đặc cho bắt mắt thì có bắp rang, nhấn nhá thêm chút vị chát thì đã có cau khô. Để giữ vị đậm đà cho cà phê phải dằn chút nước mắm ngon khi rang, giống như dân Nam bộ nấu chè muốn đậm đà phải dằn chút muối cho trọn âm dương.

Nói về cà phê tẩm ướp hương liệu, đây là một vấn đề hay và đáng chú ý. Cần phải biết rằng chất lượng của hạt cà phê sau khi được rang đúng cách đã là một tuyệt phẩm với đầy đủ những hương, những vị tuyệt vời và quyến rũ. Trong phạm trù của “Gu” cà phê Việt Nam, ta tạm gác lại chuyện cà phê “sạch – bẩn”, “hương liệu – thế liệu” vào Thói quen thưởng thức cà phê của người Việt Nam.

Những đổi thay của gu cà phê Việt Nam

Từ đầu thế kỷ 20 trở đi, cà phê được người Sài Gòn tiếp nhận khá nồng nhiệt. Những năm 1930 trở đi khắp Sài Gòn – Chợ Lớn hầu như sáng nào các quán cà phê mở cửa là quán đông khách. Theo thời gian, người Sài Gòn bắt đầu nhớ hương thèm vị cà phê, tạo nền tảng cho ly cà phê Việt Nam vươn tầm thế giới.

Đến thập niên 1960 cùng với nhiều thay đổi về chính trị, xã hội về nhiều mặt nhất là tại Sài Gòn và cà phê Việt Nam đã có một bước chuyển mình quan trọng. Sau cà phê cao cấp kiểu Pháp và cà phê bình dân thì cà phê dành cho thứ dân thành thị ra đời. 

Cà phê pha phin là cách uống chính trong giai đoạn này. Cà phê phin cho người uống cái cảm giác háo hức được tham gia và sống cùng dòng đời của ly cà phê Việt Nam cũng như cái thú của sự đợi chờ.

Cà phê phin – Cà phê Việt Nam quốc dân

Cà phê Việt Nam qua từng thời kỳ xưa đến nay - Tạp hóa Việt Nam - Vinacacao

Nửa thế kỷ rồi nhưng chẳng ai đăng ký bảo hộ thương hiệu cho việc dùng Phin để pha cà phê Việt Nam cả. Dù rằng cách pha chế này có trong mọi gian nhà Việt, trên khắp cung đường, nẻo phố, nhưng bạn bè thế giới thì rất ư còn lạ lẫm với cách thưởng thức này ở khắp Việt Nam.

“Những ly cà phê pha phin nóng rẫy, bốc khói thơm lừng, đậm đà hương vị và…ngồi thưởng thức trong tiết thu hanh hao, hay rét mùa đông cắt ruột. “Đó mới thật là thức uống tuyệt hảo, đầy chất Việt”.

Trong mắt bạn bè quốc tế, người Việt uống cà phê Việt Nam rất mãn nhãn, khi họ gắng giữ nguyên bản sắc uống cà phê pha phin và thưởng thức kỹ càng, thấm thía. 

Cà phê Việt Nam thay đổi - Du nhập cái mới

Cà phê nào uống ngon hợp với khẩu vị phương tây và sở thích của Việt? | AN  HƯNG COFFEE

Đến giữa năm 1996, chuỗi cà phê Việt Nam nổi tiếng bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng mở chuỗi quán. Sau nhiều năm “bị” uống cà phê “chỉ định”, lúc này dân Sài Gòn tha hồ được lựa chọn hàng chục loại cà phê khác nhau được bày trong các ngăn trong suốt của các quán… Và cà phê Việt Nam bắt đầu hình thành một thị trường hấp dẫn, nhộn nhịp, đua tranh và khốc liệt với vô sa số hàng quán.

Rồi sau năm 2000, nhiều doanh nhân, chuyên viên, du khách, người nước ngoài, Việt kiều tăng lên theo bước tăng của nền kinh tế, nhu cầu thưởng thức cà phê Việt Nam cao cấp mà có phần pha nét sính ngoại nhen nhóm những gu cà phê mới. 

Nhưng cho đến năm 2007 cho đến hiện nay thì những thương hiệu cà phê quốc tế mới thật sự bước chân vào Sài Gòn như hệ thống Gloria Jeans Coffees, Coffee Bean, Angel In Us Coffee, Starbucks…

Chuyện còn lại của gu cà phê Việt Nam

Khi mức sống con người được nâng lên. Thì các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, ăn mặc cũng vì đó mà được cải tiến và lựa chọn công phu hơn. Điều đáng buồn là đa phần người Việt từ Bắc chí Nam, ít ai nhận biết, thưởng thức được cà phê Việt Nam nguyên bản. Mà họ chỉ được uống một loại nước na ná cà phê. 

Rồi chính thói quen thưởng thức đó đã vô tình tạo điều kiện cho các nhà sản xuất cà phê Việt Nam ngày nay lợi dụng để sản xuất ra các loại cà phê hỗn hợp mà không ai có thể phân biệt được có gì ở trong đó.

Và như vậy câu chuyện về “Gu” đến đây kết thúc phần còn lại là của báo giới, chuyên gia thực phẩm, cục vệ sinh an toàn thực phẩm vào cuộc để làm rạch ròi giữa “bổ sung hương liệu” và “bổ sung thế liệu”. Bao nhiêu nét văn hóa một thời, bao nhiêu công lao hạt cà phê Việt Nam giờ như ngồi trên đống lửa của dư luận, chẳng ai còn nhớ cái vị ngày xưa, cái vị nguyên bản của đất đỏ bazan, cái gu đậm đặc sệt thuở còn cà phê vợt.

Cà phê Việt Nam nguyên chất tại Xưởng rang xay cà phê Việt Thiên

Xưởng rang xay cà phê Việt Thiên (ZeMor Coffee) là một trong những công ty đi đầu trong phong trào uống cà phê sạch và nguyên chất tại Việt Nam. Vì thế nguyên liệu đầu vào luôn là một trong những tiêu chí quan trọng, được ZeMor Coffee ưu tiên hàng đầu. Để có những mẻ cà phê ngon và chất lượng, cà phê nhân xanh cũng phải là cà phê ngon và đạt tiêu chuẩn của Việt Thiên đề ra.

ZeMor Coffee sở hữu vùng nguyên liệu cà phê sạch theo tiêu chuẩn VietGap, cho ra đời những hạt cà phê nhân xanh chất lượng cao, phù hợp với những yêu cầu khắt khe mà xưởng rang xay Việt Thiên đề ra. 

Những mẻ cà phê chất lượng được thu hoạch và đưa đến 3 nhà máy rộng hơn 10.000m2 của Việt Thiên để tiến hành công đoạn sơ chế, phân loại và rang xay chuyên biệt. Tại các nhà máy, từng hạt cà phê được đội ngũ kỹ thuật viên chọn lọc và chăm chút cho từng hạt cà phê. Để các hạt cà phê có thể đạt đủ độ ngon và thăng hoa, chúng đã trải qua một quá trình dài đầy khó khăn với sự chăm chút và tình yêu cà phê đến tận cùng của người nông dân. 

Sử dụng máy rang hiện đại và công nghệ mới nhất, ZeMor Coffee mang đến cho người dùng những hạt cà phê ngon, sạch với hương vị cà phê nguyên bản nhất.


Hương thơm quyến rũ từ tách cà phê nguyên chất mang lại sẽ cho bạn biết rằng cà phê thật sự có thể thơm đến như thế. Và khi thưởng thức một tách, bạn sẽ hoàn toàn bị nó chinh phục. Là một người tiêu dùng, hãy ủng hộ các sản phẩm cà phê nguyên chất sạch và chất lượng từ vùng nguyên liệu sạch của Việt Thiên, bạn nhé!


Nếu như quán của bạn cần mua cà phê nguyên chất tại TpHCM có thể liên hệ với Xưởng Việt Thiên (ZeMor Coffee) qua Hotline:(028) 3716 6995 - 0938 020 266 hoặc Fanpage: ZeMor Coffee để nhận được tư vấn và mẫu thử miễn phí nhé!


Tin tức khác

theWave
theBoat
Việt Thiên
Chính sách khách hàng
Nhà máy
Liên hệ với chúng tôi
Tuyển dụng
icon Home
icon Email
icon Phone
GIấy CNĐKKD: 0305693542 - Ngày cấp 22/02/2008
Cơ quan cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM.
bộ công thương