NÔNG SẢN VIỆT BỨC PHÁ NGOẠN MỤC TẠI THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

VIỆT THIÊN
|
03/10/2023

Thời gian gần đây, tình hình xuất khẩu Nông sản Việt có dấu hiệu chững lại. Nhiều đợt hàng thường xuyên bị hủy hoặc bị trả về. Tuy nhiên trong tháng 9/2023, nhiều mặt hàng nông sản có dấu hiệu hồi phục đáng mừng. Cùng Nông sản Việt Thiên tìm hiểu về tình hình xuất nhập khẩu nhé!

Xuất khẩu nông sản đang có dấu hiệu phục hồi

Điểm mặt “anh hào” trong danh sách doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhờ sự tăng đột biến của một số mặt hàng, xuất khẩu nông sản đang có dấu hiệu hồi phục. Tính đến hết tháng 8/2023, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt 38,5 tỷ USD, giảm nhẹ 5.1% so với con số kỷ lục của năm ngoái. 


Trong tháng 9/2023, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đóng góp cho kim ngạch toàn ngành, thủy sản đạt 6,6 tỷ USD, giảm 21,7%, lâm sản đạt 10,4 tỷ USD, giảm 20,6%; đầu vào sản xuất 1,5 tỷ USD, giảm 20,2%.

Riêng nhóm nông sản và chăn nuôi tăng mạnh nhờ một số mặt hàng tăng đột biến. Chẳng hạn, rau quả đạt 4,2 tỷ USD, tăng 71,8%, gạo đạt 3,6 tỷ USD tăng 40,4%, hạt điều 2,61 tỷ USD, tăng 14,3%; cà phê 3,16 tỷ USD, tăng 1,9% và sản phẩm chăn nuôi ước đạt 369 triệu USD, tăng 26,4%.

Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Xuất khẩu các mặt hàng rau quả năm nay tăng mạnh gần 72%.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản từ đầu năm đạt 30,4 tỷ USD, đưa thặng dư thương mại của ngành đạt 8,04 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.

Vực dậy xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu gặp khó, loạt tên tuổi lớn Vĩnh Hoàn, May Thành Công, Phú  Tài,...đồng loạt đặt kế hoạch kinh doanh 2023 giảm sâu

Hàng loạt khách hàng lớn ở thị trường Mỹ, EU thông báo lượng tôm, cá tồn kho còn khá nhiều nên hầu như doanh nghiệp không có đơn hàng lớn nào. Nếu có, các đối tác cũng ép giá rất mạnh. Không ít đơn vị vì muốn duy trì sản xuất, đành phải chấp nhận bán với giá vốn, thậm chí lỗ để quay vòng vốn, có tiền trả nợ ngân hàng.


Thị trường đang được mong chờ nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ đại dịch năm 2021, sau khi mở cửa trở lại cũng không còn đặt mua nhiều như trước. Nhiều công ty và doanh nghiệp đã cắt giảm hơn 30% nhân sự và thông báo rằng sẽ tiếp tục cắt giảm trong tương lại nếu tình hình xuất khẩu nông sản không có gì khởi sắc.

Không chỉ thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và lâm sản đang chứng kiến không khí sản xuất rất ảm đạm. Mỹ vốn là thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng 90% lượng xuất khẩu nhưng hiện lượng đơn hàng từ thị trường này chỉ đạt khoảng 60-65% của cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ trưởng NN&PTNT, Các doanh nghiệp xuất khẩu phải điều chỉnh hợp lý, đa dạng sản phẩm xuất khẩu, căn cứ vào nhu cầu cụ thể của từng thị trường, tìm hướng đi riêng cho sản phẩm. Với thủy sản, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu... nhưng sang một số thị trường mới như Trung Đông, Israel… có sự tăng trưởng. Do đó, cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do, khai thác một số thị trường mới để bù đắp sự sụt giảm.

Đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Thay vì chỉ cung cấp đồ gỗ với những mẫu mã giống nhau, bán giá rẻ số lượng lớn thì nên chuyển hướng sang sản xuất hàng có mẫu mã độc đáo.

Trước mắt, ngành nông nghiệp tập trung phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ ký kết đơn hàng xuất khẩu mới; tổ chức hội nghị các tỉnh biên giới về kết nối giao thương, thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc; tham gia chuỗi sự kiện quảng bá nông sản chủ lực của Việt Nam tại các nước tiềm năng.


Theo: tienphong.vn




Tin tức khác

theWave
theBoat
Việt Thiên
Chính sách khách hàng
Nhà máy
Liên hệ với chúng tôi
Tuyển dụng
icon Home
icon Email
icon Phone
GIấy CNĐKKD: 0305693542 - Ngày cấp 22/02/2008
Cơ quan cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM.
bộ công thương