VÌ SAO VIỆT NAM TRỒNG NHIỀU NÔNG SẢN NHƯNG ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN VẪN KHÓ KHĂN?

VIỆT THIÊN
|
03/11/2023

Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng nông sản xuất khẩu vô cùng phong phú. Tuy có rất nhiều loại nông sản xuất khẩu với giá cả và chất lượng đánh giá cao nhưng đời sống của người nông dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Hãy cùng Việt Thiên tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Trồng lúa lãi 100% nhiều hay ít?

Xuất khẩu gạo sôi động nhưng nông dân trồng lúa vẫn chịu thiệt thòi do chi  phí tăng cao - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Thông tin người nông dân có lợi nhuận 100% nhờ giá thành sản xuất lúa bình quân là 3.219 đồng/kg, còn giá lúa 6.650 đồng/kg theo báo cáo xuất khẩu gạo năm 2022 của Bộ Công thương đang gây phản ứng trái chiều, nhất là với bà con trồng lúa. Nhiều người cho rằng đó là số liệu không đúng thực tế. 

Trên thực tế, giá gạo xuất khẩu thực chất mang tới cảm xúc tiếc nuối cho người làm nghề này. Tiếc nuối bởi giá gạo Việt cao nhất thế giới, gạo Việt đã đạt giải ngon nhất thế giới nhưng người nông dân trồng lúa của chúng ta lại chưa thể giàu, chưa có được mức lợi nhuận tương xứng với vị thế của ngành cũng như với công sức mà họ bỏ ra. Các nông sản Việt khác cũng chịu chung với tình cảnh này.

Cùng là sầu riêng nhưng giống Musang King trồng tại Việt Nam đang được bán từ 500.000 - 800.000 đồng/kg. Nghĩa là để mua một trái sầu riêng 2 - 3 ký, chúng ta phải chi tới hơn 2 triệu đồng. Trong khi đó,  giống sầu riêng RI6 nổi tiếng của Việt Nam, chất lượng không hề thua kém thì giá cao nhất cũng chỉ khoảng 100.000 đồng/ký, bằng khoảng 1/6 - 1/8 so với sầu riêng nước khác.

Đó chính là sự khác biệt giữa một sản phẩm có thương hiệu và chưa có hoặc có nhưng thương hiệu chưa đủ mạnh. Thế nên muốn cải thiện giá cả của nông sản, việc làm thương hiệu không phải để bán được nhiều sản phẩm hơn mà là để bán được giá cao hơn, đem về nhiều giá trị hơn cho đất nước, cho doanh nghiệp và đặc biệt là cho người nông dân Việt Nam.

Giải bài toán xuất khẩu "mượn danh"

Hỏi - Đáp: 11 vướng mắc về mã loại hình xuất, nhập khẩu

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của kinh tế Việt Nam với thế giới, có rất nhiều hiệp định song phương, đa phương Việt Nam ký kết với các thị trường lớn có hiệu lực, cánh cửa thị trường toàn cầu đã được mở ra, cơ hội để mang lại giá trị cao cho các mặt hàng nông sản, thế mạnh của Việt Nam rất lớn thì vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt càng trở nên cấp bách. Bởi chậm ngày nào, chúng ta thiệt thòi, hay nói đúng hơn là thiệt hại ngày đó.

Hiện nay, phần lớn các loại nông sản Việt đều bị gắn mác "mượn danh", xuất thô,... Thế nhưng sau nhiều thập kỷ, từ nước phải xin viện trợ lương thực tới khi đã trở thành nước xuất khẩu lương thực có vị thế trên thế giới thì những nút thắt "mượn danh", xuất thô của hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn tồn tại và khó bị xóa bỏ-

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, đứng thứ 2 và chiếm gần 15% sản lượng toàn cầu. Thế nhưng mọi người toàn thế giới vẫn luôn thắc mắc "Cà phê Việt ở đâu trên bản đồ thế giới?". Dù xét về sản lượng, Việt Nam là cường quốc xuất khẩu cà phê nhưng nếu nói về độ nhận diện hầu như không có. 

Lý do là vì, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất thô ở dạng nguyên liệu. Doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu về chế biến, đóng thương hiệu của họ bán ra thị trường và người tiêu dùng chỉ biết đến người bán ly cà phê mà không ai biết hay cần biết đến xuất xứ, nguồn gốc của ly cà phê đó được trồng từ đâu. Tất nhiên, xuất thô nên phần thu được rất ít. 

Hiện tại, giá cà phê trực tuyến robusta tại London được ghi nhận là 2.229 USD/tấn, nghĩa là bán 1 ký cà phê nhân mang lại khoảng 2,3 USD, tương đương với giá 1 ly cà phê ở các nước nhập khẩu. Trong khi 1 ký cà phê nhân có thể pha được khoảng 50 ly. Hay nói đơn giản thì dù sản xuất ra cà phê nhưng phần thu về chỉ bằng 1/50 so với những người bán cà phê. 

Đó mới chỉ tính riêng cà phê, còn rất nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, tiêu, điều, rau quả, trái cây, sản phẩm gỗ... với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, vậy chúng ta đã thiệt hại bao nhiêu giá trị, ngoài việc chưa thể xây dựng được thương hiệu để người tiêu dùng thế giới biết đến hàng hoá, sản phẩm Việt Nam?

Xây dựng thương hiệu để tăng nguồn thu cho đất nước

Nếu tiếp cận từ góc độ đó, các doanh nghiệp sẽ có câu trả lời cho nghịch lý, vì sao Việt Nam là nước có nhiều nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới mà những người nông dân trực tiếp làm ra các nông sản đó vẫn nghèo. Vì thế, Nhà nước đã có rất nhiều sự kiện với mục tiêu tìm giải pháp để người nông dân Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng thoát nghèo, tiếp tục buổi tọa đàm hôm nay với chủ đề "Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt". 


Bởi nếu xây dựng được thương hiệu quốc gia cho các nông sản chủ lực của Việt Nam hiện nay, chắc chắn phần thu về của người nông dân nuôi trồng, của doanh nghiệp và của đất nước, sẽ nhiều hơn.


Theo:thanhnien.vn



Tin tức khác

theWave
theBoat
Việt Thiên
Chính sách khách hàng
Nhà máy
Liên hệ với chúng tôi
Tuyển dụng
icon Home
icon Email
icon Phone
GIấy CNĐKKD: 0305693542 - Ngày cấp 22/02/2008
Cơ quan cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP HCM.
bộ công thương